17 thg 3, 2011

chuyên cung cấp chuối giống laba, chuối già lùn, chuối xiêm đen

1.      Giới thiệu
Chuối là loại cây ăn trái rất được ưa chuông trên thế giới. Ở một số quốc gia, đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, trái chuối là món ăn chính trong thực đơn của họ.
Đối với người Việt Nam, từ xưa tới nay chuối mang lại nhiều lợi ích thiết thực và rất gần gũi với cuộc sống, cây chuối được trồng rất phổ biến trong vườn của mỗi người dân ở nông thôn. Quả chuối là một loại thức ăn quí cho người ở bất kể lứa tuổi nào. Hoa chuối và thân cây chuối non cũng là một thứ rau tốt. Củ chuối cũng ăn được. Thân chuối già dùng làm thức ăn gia súc. Lá chuối dùng để gói bánh. Hạt của giống chuối hột được ngâm với rượu là vị thuốc chữa bệnh sỏi thận và tiểu đường... Quả chuối còn xanh chứa 10% tinh bột và 6,53% chất tanin. Chuối chín chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g có : Carbohydrates 22.84 g. Đường 12.23 g. Xơ 2.6 g. Chất béo 0.33 g. Chất đạm 1.09 g. Vitamin A tương đương 3 μg. Thiamine (Vit. B1) 0.031 mg. Riboflavin (Vit. B2) 0.073 mg. Niacin (Vit. B3) 0.665 mg. Pantothenic acid (B5) 0.334 mg. Vitamin B6 0.367 mg. Folate (Vit. B9) 20 μg. Vitamin C 8.7 mg. Calcium 5 mg. Sắt 0.26 mg Magnesium 27 mg. Phosphorus 22 mg. Potassium 358 mg. Zinc 0.15 mg.
2. Đặc điểm sinh học
Chuối có tên khoa học là Musa spp, chi Musa, họ Musaceae hiện có rất nhiều giống. Hiện nay có khoảng chừng 300 giống được trồng trên thế giới. Chuối là loại cây có thân ngầm (căn hành), gọi là củ chuối. Thân chỉ là một thân giả do các bẹ lá cấu tạo thành, cao trung bình khoảng 3 - 5 m, có giống như chuối sáp cao tới 10 m. Lá lớn, mọc xen, hình xoắn và có thể dài 2,7 m và rộng 60 cm. Nụ trổ ở ngọn rồi tạo thành buồng. Trong buồng chứa rất nhiều hoa nhỏ có thể đếm lên tới 19 ngàn cái. Hoa sắp thành hai hàng tạo thành nải chuối, mỗi buồng có 3–20 nải, nặng 30–50 kg. Các hoa đực nằm ở nải trên ngọn, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối, còn ở gần cọng của nụ là hoa lưỡng phái. Hoa có 5 tiểu nhụy, bầu noãn 3 tâm bì tạo thành 3 buồng, mỗi buồng có nhiều tiểu noãn, vòi nhụy duy nhất với nuốm hình chùy. Hoa chuối có tính ấm, vị chua mặn. Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả. Các nải nhìn chung gọi là một buồng, nặng 30–50 kg. Một quả trung bình nặng 125 g, trong số đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất khô. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Những người phương Tây thường ăn thịt chuối còn tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông nấu rồi ăn cả vỏ và thịt. Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó libe) nằm giữa vỏ và thịt.
Chuối là giống vô tính. Người ta thường dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ mọc trên thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi con : chồi con đuôi chiên và chồi con lá rộng.
Vài nét đẹp có ý nghĩa : Những trái chuối trong nải mọc sát bên nhau cũng là biểu tượng tình đoàn kết của con người. Cây chuối con biểu trưng cho sự hình thành của thế hệ trẻ. Những nải chuối lớn dần trên buồng, biểu lộ cho sức vươn mạnh của con người. Những bẹ chuối lá xanh to quấn tròn nhau mang ý nghĩa cho sự đùm bọc trong ngoài của dân tộc. Ngoài ra trái chuối cũng được nhà văn Graciada Orta (Bồ Đào Nha) viết trong tác phẩm của mình với cái tên Banana vào thế kỷ XVI.
3. Các giống chuối ở việt nam
a) Chuối laba
Những năm 20 của thế kỷ trước, khi đi khai hoang ở vùng đất Nam Tây Nguyên, người dân đã mang theo nhiều giống chuối khác nhau đến trồng ở vùng Laba (thuộc xã Phú Sơn, Lâm Hà, Lâm Đồng). Qua thời gian, người ta thấy chỉ với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu này có một giống chuối cho ra trái thơm, ngọt, dẻo rất đậm đà, được nhiều người ưa thích. Đây cũng là giống chuối nguyên dùng để cung tiến cho vua (chuối tiến vua).

Người dân trồng chuối laba không phải lo nghĩ đầu ra, vì luôn hút hàng. Chính vì thương hiệu chuối laba mà nhiều người bán chuối cứ "gán" mọi loại chuối đều là chuối laba để "dụ" người mua. Điều khá ngạc nhiên là dù loại chuối này được nhiều người ưa thích, chọn làm bữa tráng miệng trong gia đình, nhưng hiện nay toàn tỉnh chỉ có khoảng 100 ha được trồng, nhưng trong số đó chỉ còn ít ỏi diện tích là giống chuối laba năng suất cao, chất lượng tốt. Trước nguy cơ lụi tàn của chuối laba, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đã có nhiều công trình nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống chuối này. Và bước đầu, người ta đã thành công trong việc nhân giống chuối laba bằng nuôi cấy mô và hiện nay một số công ty ở Đà Lạt cũng đang chuyển hướng kinh doanh vào loại chuối đặc hữu này. Tại Viện sinh học Nhiệt đới Tp Hồ Chí Minh đã nhân giông bằng phuơng pháp nuôi cây mô thành công trên giống chuối này và sản xuất trên quy mô công nghiệp với công suất 1 triệu cây/năm
Đặc điểm cây chuối laba

Chuối Laba buồng dài, quả chuối thon có hình dáng đẹp, dài và hơi cong, khi chín có vỏ mỏng, màu vàng tươi. Thịt quả có màu vàng sánh, dẻo, ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Đã có rất nhiều mô hình trồng chuối Laba chuyên canh có quy mô từ 0,5 – 1 hoặc 2ha đất và hiệu quả kinh tế cũng khá cao so với nhiều loại cây trồng khác. Trồng chuối chỉ một năm là đã được thu hoạch và có thể thu hoạch quanh năm. Thu nhập khoảng 100 triệu/năm trên 1ha chuối Laba. Chuối Laba rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và không phải lo đầu ra cho sản phẩm.

Thế nhưng, đến nay, diện tích chuối Laba chính hiệu đang bị thu hẹp dần và có nguy cơ bị thoái hóa do ít được quan tâm trong khâu nhân giống nên đã trở nên già cỗi, thoái hóa…, kéo theo năng xuất giảm, chất lượng cũng sa sút nghiêm trọng. Các kỹ sư nông nghiệp cho biết, hiện diện tích chuối Laba chính hiệu ở Phú Sơn, Lâm Hà, Lâm Đồng chỉ còn lại khoảng 20-30%, số còn lại là các giống chuối già lùn. Các giống chuối này có nhiều nét giống với chuối Laba nên vẫn hay được gọi chung là “chuối Laba”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến uy tín và thương hiệu của chuối Laba đang bị giảm sút và có nguy cơ bị mất gốc.
b) Nhóm chuối GIÀ (Cavendish)

 Có 3 loại : lùn, nhỏ, cao, trái nhỏ và thơm ngon.
Các tên gọi "chuối già lùn", " chuối già hương", " chuối tiêu hồng", " chuối già cui"... đều thuộc nhóm này
c) Nhóm chuối tây (chối sứ, chuối xiêm)
Gồm các giống chuối tây hồng, tây phấn, tây sứ, được trồng phổ biến ở nhiều nơi, cây cao sinh trưởng khoẻ, không kén đất, chịu hạn nóng và khả năng chịu hạn song dễ bị héo rụi, qủa to, mập, ngọt đậm và kém thơm hơn so với giống khác.
d) Chuối bom
Được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ, trái thường được dùng làm ăn tươi, chuối sấy.
e) Chuối ngự
 Bao gồm : tiến và mắn, cao 2,5 - 3 m, trái nhỏ, màu vỏ sáng đẹp, thịt quả chắc, vị thơm đặc biệt.
f) Chuối ngốp
 Có 2 lọai : cao và thấp, cao từ 3-5 m. trái tương đối lớn, vỏ dầy, nâu đen khi chín, thịt quả nhão, hơi chua


Bà con click vào cuốn sách trên giá sách để biết thêm thông tin về phòng và chữa bệnh trên cây chuối hoặc gọi điện trực tiếp cho Thế để được hướng dẫn chi tiết